Đông Biên là tên chợ huyện của huyện Hải Hậu (Nam Định). Chợ họp một tháng 6 phiên vào các ngày âm lịch có số đuôi là 5 và 9. 29 tháng Chạp là phiên cuối cùng trong năm và cũng là phiên chợ Tết lớn nhất của huyện. Đa phần hàng hoá trong chợ do người dân mang từ vườn nhà đến. Có người chỉ bán nải chuối xanh hoặc vài quả bòng bày mâm ngũ quả.
Những người nông dân vẫn mang đến phiên chợ cuối năm những gì họ trồng được ở vườn nhà như bao năm về trước để trao đổi lấy những thứ mình cần cho gia đình. Một loại quả giống bưởi nhưng to hơn gấp nhiều lần có tên là Kỳ đà thường dùng để bày mâm ngũ quả. Loại quả này có thể chơi được 4 – 5 tháng và toả hương thơm đặc biệt. Năm nay được mùa, giá bán loại quả này dao động từ 300 đến 500 nghìn đồng một quả. Những năm mất mùa, để sắm bày mâm ngũ quả, người mua phải trả giá đến 1 triệu đồng/quả. Nhộn nhịp nhất vẫn là khu bán hoa. Ai cũng muốn đến sớm để chọn những bông hoa đẹp nhất để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên. Chợ tết không thể vắng bóng những mặt hàng đặc sản từ gạo như bánh đa. ...bánh nhãn. Bên cạnh hoa quả, bánh trái phục vụ Tết, những quầy hàng bán dụng cụ nông nghiệp vẫn nhộn nhịp. Sau những ngày nghỉ, người nông dân lại bước vào vụ lúa mới. Rổ, rá của người dân tự đan cũng được mang đến bán ở chợ. Nhiều người tìm mua kiềng để đặt bếp nấu bánh chưng đêm 30 tết. Muối hạt cũng là mặt hàng không thể thiếu để cúng đầu năm. Một cụ già cười vui trong phiên chợ tết. Chợ Đông Biên thường bắt đầu họp từ sáng sớm và kéo dài đến quá trưa thì tàn chợ./.
Đông Biên là tên chợ huyện của huyện Hải Hậu (Nam Định). Chợ họp một tháng 6 phiên vào các ngày âm lịch có số đuôi là 5 và 9. 29 tháng Chạp là phiên cuối cùng trong năm và cũng là phiên chợ Tết lớn nhất của huyện.
Đa phần hàng hoá trong chợ do người dân mang từ vườn nhà đến. Có người chỉ bán nải chuối xanh hoặc vài quả bòng bày mâm ngũ quả.
Những người nông dân vẫn mang đến phiên chợ cuối năm những gì họ trồng được ở vườn nhà như bao năm về trước để trao đổi lấy những thứ mình cần cho gia đình.
Một loại quả giống bưởi nhưng to hơn gấp nhiều lần có tên là Kỳ đà thường dùng để bày mâm ngũ quả. Loại quả này có thể chơi được 4 – 5 tháng và toả hương thơm đặc biệt. Năm nay được mùa, giá bán loại quả này dao động từ 300 đến 500 nghìn đồng một quả. Những năm mất mùa, để sắm bày mâm ngũ quả, người mua phải trả giá đến 1 triệu đồng/quả.
Nhộn nhịp nhất vẫn là khu bán hoa. Ai cũng muốn đến sớm để chọn những bông hoa đẹp nhất để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên.
Chợ tết không thể vắng bóng những mặt hàng đặc sản từ gạo như bánh đa.
...bánh nhãn.
Bên cạnh hoa quả, bánh trái phục vụ Tết, những quầy hàng bán dụng cụ nông nghiệp vẫn nhộn nhịp. Sau những ngày nghỉ, người nông dân lại bước vào vụ lúa mới.
Rổ, rá của người dân tự đan cũng được mang đến bán ở chợ.
Nhiều người tìm mua kiềng để đặt bếp nấu bánh chưng đêm 30 tết.
Muối hạt cũng là mặt hàng không thể thiếu để cúng đầu năm.
Một cụ già cười vui trong phiên chợ tết. Chợ Đông Biên thường bắt đầu họp từ sáng sớm và kéo dài đến quá trưa thì tàn chợ./.