Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Làm lại tướng Sonaka tinh nữ

Hai năm sau khi làm lại phần hình ảnh của Soraka, chúng ta đang một lần nữa hướng cái nhìn đến vị tướng cổ xưa nhất, Soraka

Lần này đội Cập Nhật Tướng tập trung vào lối chơi của cô ta, vì thế trong khi “quả chuối” của cô ta vẫn nguyên dạng, chúng tôi đã chỉnh sửa và thay đổi một vài kĩ năng của cô ta. Sau đây là thông tin chi tiết!
1. Kĩ năng


1.1 Nội tại: Cứu Rỗi

Soraka tăng tốc độ chạy đáng kể khi cô ta di chuyển về phía tướng đồng minh bị trọng thương.

1.2 Q: Vẫn Tinh

Soraka gọi một ngôi sao rơi xuống một địa điểm chỉ định, gây sát thương lên tất cả kẻ địch đứng trong bán kính vụ nổ và gây thêm sát thương và làm chậm những kẻ địch đứng tại tâm vụ nổ.

1.3 W: Tinh Tú Hộ Mệnh


Nội tại: Soraka hồi máu cho bản thân mỗi khi có một tướng địch trúng chiêu Vẫn Tinh.
Kích hoạt: Soraka hi sinh lượng máu của bản thân để hồi máu một đơn bị đồng minh ở gần bên.


1.4 E: Điểm Phân Cực

Soraka nhanh chóng triệu hồi một vùng xoáy thiên thể tại một khu vực chỉ định. Những kẻ địch đứng trên vùng xoáy sẽ bị làm câm lặng cho đến khi rời đi. Khi vùng xoáy biến mất, những kẻ địch vẫn đứng trên Điểm Phân Cực sẽ bị trói chân ngay sau đó.

1.5 R: Nguyện Ước

Soraka viện cầu sức mạnh thần thánh để hồi máu cho tất cả tướng đồng minh. Những đồng minh đang trọng thương sẽ được hồi thêm một lượng máu nữa.

2. Giai đoạn đi đường

Soraka là một vị tướng hỗ trợ phù hợp nhất với việc luôn luôn ở gần bên xạ thủ. Cô ta có thể giữ cho xạ thủ đồng đội luôn trong trạng thái “khỏe mạnh” với Tinh Tú Hộ Mệnh trước khi sử dụng Vẫn Tinh để gây sát thương lên những kẻ địch cùng đường và hồi lại máu cho bản thân. Điểm Phân Cực cũng có tiềm năng thực sự để chiến thắng các cuộc trao đổi chiêu thức – sử dụng nó dưới chân xạ thủ địch (ví dụ như Graves hay Varus) làm giảm đáng kể lượng sát thương đầu ra của chúng, còn sử dụng kĩ năng này dưới chân tướng hỗ trợ địch sẽ khiến hắn bất lực trong việc sử dụng tất cả các kĩ năng của mình, kể cả phép bổ trợ.

Điểm Phân Cực có thể là cứu cánh cho bạn khi tướng đi rừng địch xuống “thăm hỏi” đường dưới. Khi Soraka đặt vùng xoáy trên đường tấn công của kẻ đi rừng này, cô ta đã khiến hắn phải chọn lựa đi một con đường xa hơn hoặc có khả năng bị trói chân/câm lặng một cách hiệu quả. Thêm vào đó, nếu như xạ thủ của cô ta đang gần kề cái chết những vẫn khá an toàn dưới tầm trụ, lượng tăng tốc độ từ Cứu Rỗi giúp Soraka tức tốc đến gần xạ thủ hoặc chạy trốn cùng khỏi kẻ địch. Tất nhiên, nếu như tất cả những phương án này đều thất bại, Soraka có thể phá vỡ trạng thái khẩn cấp này chỉ bằng một nút Nguyện Ước để kéo dài thời gian cũng như gia tăng sống sót cho tướng đồng minh.

3. Giao tranh




Khả năng giao tranh của Soraka phụ thuộc vào khả năng đưa ra quyết định sắp bén và tận dụng tối đa việc Tinh Tú hộ mệnh có thời gian hồi chiêu rất ngắn. Mặc dù nhìn chung Soraka tốt nhất là nên ở gần và hồi máu cho giàn đứng sau của đội, Cứu Rỗi cung cấp cho cô ta đủ tốc độ di chuyển để tức tốc lao đến tiền tuyến và hồi máu cho vị tướng đỡ đòn của mình. Điều này đi kèm với rủi ro, khi quay trở lại với giàn mỏng manh đứng sau, Soraka không còn lượng tốc độ tăng thêm đó, khiến đội đối phương có đủ cơ hội để xông vào và tiêu diệt cô ta. Soraka có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng việc dùng Điểm Phân Cực vào giao tranh, hạn chế tối đa khả năng những vị tướng sát thủ có thể dùng các chuỗi hợp chiêu để nhanh chóng tiêu diệt cô ta.

Sau cùng, Nguyện Ước có đầy đủ sức mạnh cơ bản để lật kèo những giao tranh tưởng như đã thua cuộc. Việc căn thời gian là tối quan trọng: có thể dùng chiêu cuối này sớm để vượt lên về lượng máu tổng và giữ ưu thế của giao tranh trong tay bạn, hoặc có thể giữ nó đến tận thời khắc quyết định để hồi lượng máu lớn hơn và khiến tinh thần của đối phương sụp đổ.



4. Phân tích tướng

Soraka, thiết kế bởi Vesh

Hồi máu. Hồi máu. Hồi máu.

Trước đây chúng tôi đã đề cập rất nhiều về việc hồi máu trở thành một mặt không thực sự “khỏe mạnh” trong LMHT (thật trớ trêu). Nếu như dùng đòn tấn công khiến đối phương mất máu tạo cảm giác khá thích thú – hoàn toàn đúng như vậy – thì việc thấy đối phương hồi máu khỏi trạng thái đó chắc là… không vui chút nào? Những bộ kĩ năng cho các tướng ra mắt gần đây thường xoay quanh việc chặn sát thương tại một thời điểm và tạo khiên chắn hơn là việc hồi máu trực tiếp. Vậy còn Soraka, vị tướng hồi máu chính của LMHT? Khiến lượng máu đồng minh tăng vọt là điểm cốt lõi trong bộ kĩ năng của cô ta, vì thế chúng tôi quyết định khám phá những kĩ năng và ý tưởng phù hợp để xem vị thế của cô ta sẽ ra sao. Cuối cùng, chúng tôi quyết định rằng một bộ kĩ năng lấy-hồi-máu-làm-tiêu-điểm có thể hoạt động hiệu quả trong LMHT – chúng tôi chỉ cần thực hiện chính xác và thêm vào những yếu tố có thể gây rủi ro cho hoạt động từ trước đến giờ vẫn được coi là quá an toàn, thiếu tính tương tác như hồi máu.

Vậy chúng tôi đã làm gì với Soraka? Đầu tiên, chúng tôi đánh vào tầm thi triển kĩ năng hồi máu chính của cô ta. Giờ đây cô ta cần phải lao vào giữa giao tranh để hồi máu cho đồng mình, điều này có nghĩa là kẻ địch có thể dễ dàng chuyển mục tiêu và tấn công Soraka thay vì đồng đội của cô. Điều thứ hai là chúng tôi đã thay đổi Tinh Tú Hộ Mệnh để bây giờ nó tiêu hao cả máu và năng lượng. Trong khi điều này khá thú vị, nó còn mang mục đích rằng Soraka không đơn thuần chỉ là một cục pin hồi máu. Cô ta phải thận trọng nếu như sử dụng hồi máu liên tục và trở thành con mồi dễ dàng cho đội đối phương. Chúng tôi cũng cân bằng lại Vẫn Tinh, không còn là một kĩ năng “bấm Q liên tục để gây hàng tấn sát thương và làm giảm kháng phép”. Thay vào đó, cần phải có kĩ năng cá nhân để sử dụng chính xác, và kết quả là cô ta gây ra lượng sát thương kha khá đồng thời hồi máu cho cô ta, khiến cho vòng quay hồi máu – dùng máu để sử dụng kĩ năng của Soraka trở nên có tính tương tác. Soraka giờ đây phải hồi máu đúng thời điểm với Tinh Tú Hộ Mệnh trước khi sử dụng thành công Vẫn Tinh để hồi lại lượng máu đã sử dụng.

Đó là tất cả những điều dành cho Soraka, vị tướng sẽ phải thi đấu tích cực hơn trong suốt mọi thời điểm của trận đấu, và sẽ phải suy nghĩ kĩ lượng về thời điểm và mục tiêu hồi máu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét