Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Bệnh đột quỵ là gì? Cách sơ cứu người bị đột quỵ não

Hàng năm trên thế giới vẫn có hàng chăm người tử vong vì đột quỵ. Chứng bệnh này cực nguy hiểm chỉ xếp sau ung thư và tim mạch. Chứng đột quỵ sảy ra bất ngờ khiến người thân không kịp trở tay để lại di chứng và tỷ lệ tử vong cao. Vậy đột quỵ não là gì, dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách và kịp thời để bệnh nhân tránh được những di chứng sau này , thậm chí là tử vong. Trên đây là các kiến thức mà các bạn nên cần biết.

 Đột quỵ là gì ?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, dùng để chung để chỉ sự tổn thương một phần não bộ do tắt nghẽn mạch máu đi nuôi não. Bộ não cần được cung cấp oxy thường xuyên để có thể hoạt động được nên khi một động mạch dẫn máu đi nuôi não bị cản trở, máu không lên được thì vùng não đó sẽ ngưng hoạt động.
<
Đột quỵ nguy hiểm là vì nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não này sẽ chết, dừng chức năng vĩnh viễn, gọi là nhồi máu não. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất của đột quỵ, gây liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong. Theo các thống kê, hơn 80% các ca đột quỵ là do nhồi máu não, để lại những di chứng nặng nề như tàn tật vĩnh viễn. Đây cũng được xem là chứng bệnh có tỉ lệ tử vong nhanh chỉ đứng sau ung thư và các bệnh tim mạch. Trong số những người bị đột quỵ thì chỉ có khoảng 50% là có thể phục hồi lại các chức năng bị liệt, 50% còn lại thường để lại di chứng nặng nề.

Bệnh đột quỵ thường xảy ra ở người cao tuổi và phần lớn là nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ, thường là do cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch gồm xơ vữa động mạch, mỡ máu, bệnh mạch máu ngoại biên… Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh gồm lười vận động, béo phì, ăn nhiều thức ăn có cholesterol cao, nghiện bia rượu, căng thẳng thần kinh cũng là những nguyên nhân thường thấy của đột quỵ.

Triệu chứng của đột quỵ 



Các triệu chứng của đột quỵ của mỗi người là khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước vùng não bị ảnh hưởng Có những người chỉ bị đột quỵ nhẹ và hết ngay trong vòng 24h nhưng cũng có những người bị tổn thương não và liệt vĩnh viễn. Một số triệu chứng còn xuất hiện ngay cả trong lúc ngủ nên cũng rất khó nhận ra. Sau đây là những triệu chứng thường gặp nhất ở người bị đột quỵ: 

– Đột ngột đau đầu, choáng váng, chóng mặt, mất thị lực một bên hay cả hai bên là triệu chứng thường thấy nhất ở người bị đột quỵ. Những triệu chứng như choáng, buồn nôn hoặc đang đi bộ thì bị nhức đầu được nhiều người đánh đồng với say nắng hoặc mệt do vận động quá sức nhưng thực tế đó là triệu chứng của đột quỵ. Phụ nữ có khả năng bị đau đầu dữ dội khi đột quỵ nhiều hơn nam giới, thường xảy ra với những ai có tiền sử bị đau nửa đầu khi còn trẻ. 

– Rối loạn tri giác như cử động chậm chạp, tay chân yếu hoặc liệt một phần cơ thể, không thể cầm nắm được vật gì. Bạn có thể kiểm tra bằng cách cử động hai cánh tay lên xuống trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay bị cứng đơ hoặc rơi xuống thì đó chính là dấu hiệu của cơn đột quỵ. 

– Người bị đột quỵ thường hay bị cứng miệng, không nói được hoặc nói năng lẫn lộn, vô nghĩa. 

– Đột nhiên mệt mỏi, ủ rũ cũng là một triệu chứng của đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong não. Phụ nữ thường gặp triệu chứng thay đổi trạng thái tinh thần đột ngột nhiều hơn nam giới. 

– Nữ giới cũng thường gặp phải chứng tim đập nhanh hoặc loạn nhịp tim khi trong cơn đột quỵ.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Ngay khi thấy người bệnh có những dấu hiệu trên, cần đưa đi cấp cứu kịp thời để tranh thủ "giờ vàng" cứu sống người bị đột quỵ Cứ mỗi phút bệnh nhân đột quỵ không được điều trị đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Thời gian can thiệp trễ các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị sớm.

Thường chỉ có thời gian vàng 3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ để cứu sống người bệnh. Vì sau 3-4 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi. Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, người nhà cần đưa ngay bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời, sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong; giảm số ngày điều trị và giảm di chứng, tăng cơ hội sống không cần giúp đỡ.

Mức độ di chứng để lại sau này cho bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, và được điều trị thuốc làm tan huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan. 



Cách xử lý khi đợi xe cấp cứu

Nếu người bệnh tỉnh:

- Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ.

- Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

- Nếu bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt.

- Lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại…

Nếu người bệnh ở trạng thái lơ mơ:

Sơ cứu người bị đột quỵ ở trạng thái lơ mơ bằng cách kiểm tra mạch, nhịp thở của bệnh nhân. Chú ý phải đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về một bên không liệt và phải luôn để đầu ở tư thế nâng nhẹ.

Nếu người bệnh bị hôn mê:

Cần sơ cứu theo những bước đã kể trên.
- Nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5 (cứ thổi ngạt 2 lần, quay xuống ép tim 10 lần).

Người bị đột quỵ rất dễ bị tái phát, đã bị đột quỵ lần đầu sẽ rất dễ bị các lần sau nên cần có biện pháp phòng ngừa đột quỵ cũng như tái phát. Đặc biệt, lần sau bao giờ cũng nặng hơn các lần trước. Cho nên cách tốt nhất là phòng ngừa và tránh tái phát. Người bệnh không hút thuốc hay uống nhiều bia rượu, phải chăm chỉ tập thể thao, chế độ làm việc và nghỉ ngơi phải khoa học… Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm và béo. Khi trời lạnh, cần mặc ấm, không tiếp xúc với thời tiết lạnh một cách đột ngột.
( Sưu tầm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét