Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

9 kiểu hôn mà phụ nữ không thích

Nụ hôn chỉ đẹp khi đôi bạn thực hiện đúng cách. Bạn hãy loại những kiểu hôn sau để không làm nàng thất vọng.
9 kiểu hôn mà phụ nữ không thích

1. Nụ hôn quá cẩu thả


Đừng bao giờ vừa hôn vừa liếc chỗ nọ, lườm chỗ kia hoặc ngừng đột ngột. Những nụ hôn cẩu thả khiến chị em rùng mình, cụt hứng và không còn hạnh phúc. Hãy tập trung rồi hôn thật chậm để đối phương cảm nhận được tình cảm bạn trao cho họ.

2. Khiêu khích bằng lưỡi

Bạn không muốn tái hiện lại những cảnh khiêu dâm thì đừng nên hôn theo cách này. Hãy sử dụng lưỡi của mình một cách khôn ngoan nhẹ nhàng. Nếu bạn không chắc chắn phải sử dụng ưỡi của mình như thế nào, hãy để cô ấy làm điều mình muốn.

3. Hôn đến nghẹt thở


Một nụ hôn tuyệt vời sẽ không để lại hậu quả là bạn phải thở dốc ngay sau đó. Một nụ hôn nghẹt thở sẽ gây ra cảm giác như chết đói trong rừng sâu.

4. Không bao giờ chạm lưỡi


Tuy rằng hôn lưỡi nhiều không gây đam mê, nhưng nếu không bao giờ sử dụng đến nó thì cũng thật nhạt nhẽo. Bạn hãy dùng lưỡi ở mức độ vừa phải để tăng thêm chiều sâu của nụ hôn.

5. Hút hết không khí


Đây là kiểu hôn khiến chị em cảm thấy giống như đang bị đối phương cố gắng hút hết tất cả không khí từ miệng của mình. Nụ hôn này hoàn toàn không gợi cảm và thật khủng khiếp.

6. Quá mạnh bạo


Cắn môi có thể rất thú vị, nhưng nếu cường độ mạnh quá lại khiến đối phương có cảm giác bạn đang cố gắng "ăn tươi nuốt sống" cô ấy chứ không đơn thuần là một nụ hôn yêu thương nữa.

7. Quá ướt át


Bạn có biết cảm giác sau khi thả... nước miếng vào miệng đối phương? Chẳng lãng mạn gì khi hôn xong, cô nàng vội vàng lau hết những dấu vết quanh mặt quanh môi.

8. Đi vào quá nhanh


Lưỡi bạn "bắn ngay" vào miệng nàng mà quên mất màn dạo đầu, việc đó giống như... một con thằn lằn tìm thức ăn vậy. Nên nhớ, phụ nữ luôn luôn yêu thích những gì tình cảm nhẹ nhàng làm họ mê đắm.

9. Hôn bằng lưỡi quá lâu


Đừng dại mà sử dụng quá nhiều chiêu hôn bằng lưỡi. Cách hôn này gây ra áp lực và người kia sẽ cảm thấy mệt mỏi.

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khoẻ

Đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe bao gồm các món ăn chiên rán như khoai tây chiên, pizza hoặc bánh burger chứa nhiều pho mai.

Giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khoẻ
Ảnh: Boldsky.
Trẻ em luôn thích những món ăn vặt với mùi vị, hương thơm hấp dẫn, chúng có thể mua ở mọi nơi và đồng thời được bạn bè rủ rê. Vì vậy, việc ngăn chúng không ăn những đồ kiểu này trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh thường rất bận rộn và không có thời gian để mắt đến vấn đề này. Tuy nhiên, đồ ăn không tốt cho sức khỏe làm giảm hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, cholesterol và tiêu hóa. 


Sự phát triển của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi đồ ăn vặt không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây những phương pháp giúp bạn ngăn chặn những thói quen ăn vặt xấu của trẻ:


1. Dụ trẻ những món ăn lành mạnh bằng vị thơm ngon


Điều duy nhất khiến đồ ăn vặt hấp dẫn trẻ nhỏ là mùi vị. Vì thế, để ngăn chúng không ăn vặt thì bạn hãy chế biến những món ăn tốt cho sức khỏe với hương vị thật thơm ngon. Hãy thêm chút gia vị, thảo mộc và tạo mùi vị cho món ăn như rau, trái cây và các loại ngũ cốc. 


Những món ăn lành mạnh sẽ không chỉ có vị ngon, mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Bạn cũng nên thử nấu những món ăn mới cho con để chúng không muốn ăn đồ ăn vặt bên ngoài nữa. Hương vị chính là yếu tố quyết định và dụ dỗ trẻ thích những thức ăn lành mạnh.

2. Giải thích cho trẻ


Một cách khác giúp trẻ tránh xa thức ăn vặt là hãy giải thích cho chúng hiểu rằng quà ăn vặt ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như thế nào. Sau độ tuổi 5 hoặc 6, trẻ sẽ bắt đầu hiểu nhiều vấn đề. Tâm trí của chúng vẫn còn non nớt và bạn sẽ dễ dàng uốn nắn chúng. 


Hãy nói cho bọn trẻ biết rằng quà ăn vặt có hại như thế nào. Bạn cũng có thể nêu ra vài ví dụ đồ ăn vặt không tốt như thế nào cho trẻ và sức khỏe của chúng. Đây là phương pháp tốt để giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt.

3. Kiểm soát việc ăn vặt của trẻ


Thỉnh thoảng trẻ sẽ không nghe bạn và vẫn tiếp tục ăn đồ ăn vặt. Lúc này, bạn đừng nghiêm khắc và ngăn cấm hoàn toàn bọn trẻ đi ăn ở bên ngoài. Thay vào đó, hãy hứa với con rằng bạn sẽ cho trẻ ăn vặt một lần mỗi tuần nếu bé nghe lời và ăn những thức ăn lành mạnh vào những ngày còn lại trong tuần. 


Trẻ sẽ hiểu điều này nếu chúng được dạy một cách đúng đắn. Nếu bị bắt buộc làm thứ gì đó, chúng thường có xu hướng làm điều ngược lại. Đây là phương pháp tốt giúp trẻ tránh đồ ăn vặt và ngăn chặn những thói quen xấu của chúng.

4. Nấu những món ăn lành mạnh thay thế


Nếu những phương pháp ở trên không đạt hiệu quả, bạn hãy chuẩn bị những đồ ăn vặt lành mạnh cho con. Bạn hãy chọn bánh mì đen hoặc cả bánh mì ngũ cốc nguyên hạt thay vì loại bánh mì bình thường, chọn loại bơ có hàm lượng cholesterol thấp và thức ăn ít chất béo nhất có thể. 


Việc này sẽ đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng cho trẻ. Đây cũng là cách giúp trẻ giảm ăn đồ ăn vặt và khiến chúng ăn lành mạnh.

(Sưu tầm)

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Mẹo vặt và lưu ý khi đi du lịch Singapore bạn nên biết

Mẹo vặt khi du lịch Singapore sẽ giúp bạn có một hành trình khám phá tuyệt vời ở đảo quốc xinh đẹp này. Để bạn có một chuyến khám phá thật thú vị, giới thiệu đến bạn những mẹo vặt khi đến đất nước Singapore xinh đẹp.

Thứ nhất, về thời tiết và trang phục


Ở Singapore thời tiết rất nóng, do vậy du lịch đến Singapore bạn nên lựa chọn trang phục với chất liệu cotton, thoáng mát và tiện lợi để có thể chống được cái nóng. Bạn cũng nên mang theo một chiếc ô nhỏ, gọn nhẹ để đề phòng những cơn mưa bất chợt.


Thứ hai, thủ tục nhập cảnh


Dù miễn thị thực cho du khách Việt khi sang Singapore bạn cũng vẫn phải lưu ý xuất trình hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng hay cung cấp chỗ lưu trú, vé máy bay khi nhập cảnh.

Singapore đã có hiệp định miễn thị thực cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh với thời gian tạm trú không quá 30 ngày, nhưng bạn nên lưu ý hộ chiếu phải còn thời hạn tối thiểu 6 tháng, xuất trình được vé máy bay từ Việt Nam đi Singapore và ngược lại. Khi nhập cảnh nhân viên cũng có thể hỏi về địa chỉ lưu trú, bạn nên đặt trước khách sạn và giữ booking đặt phòng khi được hỏi.


Thứ ba, lưu ý đến trung tâm thông tin


Được đánh dấu bằng biển hiệu chữ i ngắn màu trắng trên nền màu xanh, sở dĩ bạn nên lưu ý đến nơi này bởi các nhân viên có thể cung cấp cho bạn những kinh nghiệm bổ ích khi bạn gặp bất cứ vấn đề gì. Hãy chọn cho mình những cuốn giới thiệu tại bất kỳ trung tâm nào cũng như các dịch vụ đăng ký tour hay vé vào xem các chương trình biểu diễn. Một số trung tâm như trung tâm thông tin tại Orchard (giao lộ đường Cairnhill và Orchard), trung tâm tại Changi (sân bay Changi Singapore), tại Cruise Centre (ga đến, trung tâm tàu biển Singapore, HarbourFront), tại khu Tiểu Ấn (73 đường River Valley),…

Thứ tư, tiền mặt và thẻ tín dụng


Khi đi du lịch ở Singapore, bạn nên mang theo một lượng tiền mặt nhất định và tốt nhất là nên có thêm thẻ tín dụng. Việc mang theo lượng ngoại tệ lớn phải làm thủ tục trình báo. Những quầy thu đổi ngoại tệ có giấy phép thường có giá tốt hơn so với hầu hết các khách sạn và ngân hàng.

Có rất nhiều quầy đổi tiền hợp pháp ở sân bay Changi và hầu hết các trung tâm mua sắm trên đường Orchard và các khu kinh doanh, buôn bán khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra tỷ giá ngoại tệ trước khi đổi.


Thứ năm, phương tiện liên lạc


Bạn có thể gọi điện thoại tại các điểm công cộng dùng thẻ hoặc bỏ tiền xu vào để gọi, thường sẽ mất 10 cent cho một cuộc gọi khoảng 3 phút. Thẻ thường được bán ở các bưu điện và một số cửa hàng. Ngày nay du khách thường thích mua sim card để gọi. Bạn có thể mua sim card ở nhiều cửa hàng trong thành phố.

Đặc biệt du khách du lịch Singapore cần nhớ là các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết như cảnh sát 999; cứu thương 995, thông tin cho du khách 1800-736 2000, thông tin chuyến bay 1800-542 4422.

Thứ sáu, tiền tip


Ở đảo quốc sư tử, việc đưa tiền tip không phải là điều kiện bắt buộc. Các hóa đơn tính tiền ở hầu hết các nhà hàng, khách sạn đều cộng thêm 10% phí dịch vụ.


Thứ bảy, phép xã giao


Khi vào các đền thờ, chùa chiền bạn nên ăn mặc lịch sự với áo dài tay và quần dài. Bạn phải cởi giầy, bỏ dép trước khi vào thăm các đền thờ Ấn Độ và Hồi giáo. Khi vào nhà người dân địa phương, bạn cũng nên cởi giầy.

Bạn nên dùng tay phải khi ăn các món ăn kiểu Ấn hay Malaysia. Khi ăn các món ăn Trung Quốc, không nên cắm đôi đũa của bạn vào trong thức ăn, hãy lịch sự để chúng lên đồ gác đũa hoặc bên cạnh bát, đĩa của bạn.

Chúc bạn có những kỳ nghỉ ở đất nước Singapore thật thú vị và thoải mái!
(Sưu tầm)

Mẹo điều trị, chữa viêm họng cho trẻ em hiệu quả

Thời tiết trở lạnh, thường xuyên nằm máy lạnh, hay ăn kem, các loại đồ ăn lạnh là những nguyên nhân thường khiến cho các bé bị viêm, đau họng. Viêm họng nếu không chữa nhanh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm amidan… 

Mẹo điều trị, chữa viêm vọng cho trẻ em hiệu quả
Tuy nhiên, hầu như chẳng bé nào thích vị đắng của thuốc. Do đó, khi trẻ bị viêm họng thay vì cho trẻ dùng thuốc chúng ta hoàn toàn có thể chữa trị với những nguyên liệu gần gũi, có sẵn trong nhà bếp. 

Dưới đây là những mẹo giúp chữa đau họng ở trẻ nhanh chóng, hiệu quả:


Gừng và mật ong: Lấy một miến gừng nhỏ giã nát trộn với một chút mật ong rồi cho trẻ ngậm sẽ giúp trị nhanh chóng căn bệnh viêm họng của trẻ. Trong gừng có chất kháng viêm sẽ giúp chống viêm và làm dịu cổ họng đang đau rát của trẻ. Mật ong có tác dụng giảm sưng viêm sẽ góp phần làm giảm bớt cơn đau họng

gung-va-mat-ong
Gừng và mật ong



Xoa dầu mù tạt: Mẹ có thể giúp bé giảm nhanh cơn đau họng bằng cách dùng một ít dầu mù tạt thao lên cổ họng của bé rồi vuốt nhẹ nhiều lần. Cách này là cách khác đơn giản nhung lại giúp điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ rất hữu hiệu.

Nước ấm: Khi trẻ bị viêm họng thì nước lạnh là thứ mà trẻ không bao giờ được uống. Thay vào đó phụ huynh nên cho trẻ uống nước ấm. Nước ấm sẽ góp phần xoa dịu cơn đau họng và tiêu diệt các vi khuẩn.

Dầu khuynh diệp: Dầu khuynh diệp là loại dầu thường dùng cho trẻ nhỏ. Đối với trường hợp trẻ bị viêm họng mẹ có thể cho dầu khuynh diệp ra một miếng bông rồi xoa nhẹ lên vùng cổ họng.

Dầu bạc hà: Dầu bạn hà cũng là cách rất hiệu quả giúp giảm nhanh bênh đau họng ở trẻ. Các mẹ có thể dùng tinh dầu bạc hàng xoa nhẹ vùng ngực và lưng của trẻ, Ngoài tác dụng trị viêm họng tinh dầu bạc hà còn có khả năng giải cảm, giảm nghẹt mũi.

Tỏi: Tỏi là một loại gia vị mà hầu như gia đình nào cũng có. Để trị đau họng cho trẻ bạn có thể đun tỏi với nước rồi để nguội. Sau đó, bạn nhỏ vài giọt nước tỏi vào cuống họng của trẻ. Chất chống viêm có trong tỏi sẽ giúp giảm đau cổ họng, giúp trẻ nuốt chất lỏng, thức ăn dễ hơn.

Sữa chua: Sữa chua cũng là một loại thực phẩm rất tốt trong việc điều trị đau họng ở trẻ. Khi trẻ bị đau họng bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua mà bạn tự làm ở nhà nhưng nhớ để sữa chua nguội trước khi cho trẻ ăn. Tuyệt đối không cho trẻ dùng sữa chua lạnh.

Chanh và mật ong: Cho vài giọt chanh vào mật ong rồi bôi hỗn hợp đó lên lưỡi của trẻ và để trẻ mút tự nhiên cũng là một cách hiệu quả để chữa nhanh căn bệnh viêm họng.

(Sưu tầm)

Mẹo uống bia rượu không bị say, không đỏ mặt

Đối với người Việt Nam, nhất là với các nam tử Việt đại trượng phu thì rượu bia là một phần của cuộc sống. Việc phải thường xuyên nhậu nhẹt cùng bạn bè, ăn uống cùng đối tác,... thì bia rượu là 1 điều không thể thiếu. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nếu uống quá nhiều dẫn đến bị say rượu, bia thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng đến sức khoẻ và công việc. Xin chia sẻ vài bí kíp, tuyệt chiêu uống bia rượu không bị say, lâu say hoặc không bị đỏ mặt.

Uống dựa theo tửu lượng của bản thân


Tửu lượng của mỗi người rất khác nhau, tùy theo trọng lượng, tuổi tác, giới tính… Hãy xác định rõ tửu lượng của mình và tránh vượt quá “ngưỡng an toàn” này để đảm bảo sức khỏe và an toàn sau những buổi tiệc. Thông thường, ngưỡng an toàn khi uống bia (nồng độ 4%) là từ 300-350ml (1 lon), rượu sâm banh (nồng độ 11%) khoảng 150-200ml và rượu màu có mùi (nồng độ 17-20%) khoảng 50ml. Khi uống với liều lượng như vậy, bạn khó có thể bị say.

Cố gắng ăn trước khi uống


Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế ethanol dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, thấm ngay vào máu và nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cảm giác say nhanh hơn, bên cạnh đó uống khi chưa ăn còn dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày.

Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cũng giúp phần nào làm cho thành dạ dày ít hấp thu ethanol nhất. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng dầu mỡ, vì chất béo có khả năng gây ra nhiều triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, nếu ăn liên tục.

<

Uống chậm, uống ít mỗi lần nâng ly


Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để “tiêu hóa” hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn. Để học cách uống rượu không say, trước hết bạn nên tìm hiểu qua về quá trình rượu thẩm thấu vào cơ thể:

5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu. 30 - 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn "ngấm" vào não và bạn sẽ có cảm giác bị say rượu.

Khi đó cơ thể bạn cần đủ thời gian để đốt cháy hết lượng chất cồn này. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu.

Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người “tửu lượng” kém, bạn cũng khó lòng bị rượu “ hạ gục”.

Không thử "đô" của nhau!


Đừng vì bất cứ lý do gì mà "hơn thua" trong khi uống rượu. Tất cả hậu quả chỉ có bạn chịu thôi. Chỉ lên ly khi có lý do thực sư hợp lý, và khéo léo từ chối những lời mời, lời khích từ người khác. Khuấy động không khí trên bàn tiệc, hòa nhập với mọi người nhưng vẫn kiểm soát được – đó là một nghệ thuật.



Bổ sung vitamin B


Một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi uống các thức uống có cồn là do cơ thể mất đi các vitamin B. Do đó, việc bổ sung vitamin B6 và vitamin B tổng hợp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say. Vitamin B dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, súp lơ xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạnh, lạc và các loại rau xanh đậm...

Tuyệt đối không pha trộn


Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.

Bổ sung thêm nước lọc và hoa quả


Hãy uống một ly nước lọc để bổ sung lại nước cho cơ thể khi kết thúc buổi tiệc. Còn nếu muốn mau chóng tỉnh táo, hãy uống một ly trà atiso vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt. Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo.

Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, vì có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng “tiêu hóa”, mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể. Việc ăn trái cây này cũng có thể giảm sự đau đầu của bạn khi uống những loại có nồng độ cồn cao.

Và điều cuối cùng bạn nên nhớ: “Đã uống thức uống có cồn thì không được lái xe’’. Chất cồn không chỉ làm suy giảm khả năng điều khiển xe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán âm thanh, dễ dẫn đến những tai nạn gây tổn hại tới bản thân và những người khác. Do đó, hãy chủ động nhờ bạn bè, người quen hay người thân trong gia đình đến đón bạn, còn nếu không thể, hãy gọi một chiếc taxi đưa bạn về.

(Tổng hợp)

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Mẹo thi bằng lái xe máy (A1) update mới nhất

Bạn mở trang đầu tiên của sách, các bạn thấy PHẦN LUẬT và đọc kỹ qua một lần từ trên xuống dưới, cố gắng hiểu những gì sách nói.

Mẹo thi bằng lái xe máy (A1) update mới nhất
Như vậy các bạn đã nắm sơ sơ về phần luật. Tiếp tục qua trang 2, đọc kỹ BẢNG QUY ĐỊNH TỐC ĐỘ. Đặc biệt chú ý những chỗ tô màu đỏ trong bảng. Nhớ đấy, để tránh bị cảnh sát giao thông phạt! Rồi đọc tiếp phần PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG ĐIỀU XE TRÊN SA HÌNH (Tí nữa vào phần sa hình chúng tôi sẽ giải thích cụ thể hơn, giờ thì nắm sơ sơ nhé!)

Sang trang thứ 3 và 4, đọc hiểu ý nghĩa phần HỆ THỐNG BIẾN BÁO ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM. Khi nào bạn đọc đúng 100% thì chúng ta tiếp tục.

Bạn đã thuộc chưa? Chúng ta tiếp tục như thế này: có một số mẹo vặt nho nhỏ, câu nào đúng mẹo thì áp dụng mẹo, câu nào không mẹo thì chúng tôi sẽ giải thích cách chọn chính xác, chúng ta không phải đọc hết toàn bộ câu hỏi lẫn đáp án, chỉ cần đọc những chỗ khác thường và chọn được đáp án đúng.

A. Phần Luật (chữ)


1. Câu trả lời ngắn chọn 1 đáp án có các chữ sau:

Bị nghiêm cấm (vd câu: 16, 20, 21, 24)
Khi tham gia giao thông đường bộ (vd câu: 58, 61)
Không được... (câu: 28, 30, 44)
Biển báo tạm thời (câu: 39)

2. Câu có 2 ý trả lời (vd câu 7, 10, 11,...) thì áp dụng cách sau:


a. Ta đếm 3 chữ đầu của 2 ý trả lời thấy nó khác nhau thì chọn hết cả 2 đáp án (gồm các câu: 7, 14, 15, 22, 23, 25, 27, 34, 47, 64, 76, 80)

b. Ta đếm 3 chữ đầu của 2 ý trả lời thấy nó giống nhau thì nhớ các câu sau:
Luật về xe máy chuyên dùng: xe máy chuyên dùng không được xem là phương tiện giao thông đường bộ nhưng nó có tham gia giao thông đường bộ. Vậy thì câu hỏi nào có chữ "tham gia" thì chọn cả 2, còn câu không có chữ "tham gia" thì chọn câu không có xe máy chuyên dùng. (áp dụng điều này cho các câu: 10, 11, 12)

Câu 35, 36, 37 theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, ta nhớ. Người điều khiển giao thông giơ 1 tay thì chọn ý 2, giơ 2 tay thì chọn ý 1. (câu 35 chọn đáp án 1, câu 36 và 37 chọn đáp án 2).
Câu 47 chọn đáp án 2, chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.
Câu 55 chọn đáp án 1, phải thực hiện chuyển dần (không nguy hiểm bằng việc chuyển ngay).

3. Câu có 3, 4 ý trả lời thì ghi nhớ.

Câu có cả 2 ý, cả 3 ý, tất cả đều đúng,... thì KHÔNG CHỌN! (Tức là không chọn câu có chữ CẢ nhé!)

Câu 1: chọn 1, 2 (không bao gồm các công trình phụ trợ khác như trong đáp án số 3)
Câu 2: chọn 1 (chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại)
Câu 3: chọn 1 (không bao gồm dải đất dọc 2 bên đường trong ý 2, và 3)
Câu 4: chọn 2 (chia theo chiều dọc của đường)
Câu 5: chọn 1 (Đường phố là đường đô thị)
Câu 6: chọn 1 (Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ)
Câu 8: chọn 2 (Đường ưu tiên là đường mà trên đó các phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau)
Câu 9: chọn 1 (không có chữ "tham gia" thì bỏ câu có xe máy chuyên dùng)
Câu 13: chọn 2 và 3 (Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông hoặc người có nhiệm vụ tương tự)
Câu 17: chọn 2 (lái xe 4 bánh thì không được uống rượu bia)
Câu 18, 19: chọn 1 (chọn số lớn nhất nhé, lái xe mô tô được uống nhiêu đó thôi)
Câu 26: chọn 3 (Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép biển số xe)
Câu 29: chọn 2 và 3 (Đọc dễ hiểu mà, phải không?)
Câu 31: chọn 1 và 2 (Cũng dễ hiểu luôn)
Câu 32: chọn 2 (Là trách nhiệm của tất cả chúng ta đấy!)
Câu 33: chọn 1 (Gặp đèn vàng cũng phải dừng lại trước vạch dừng)
Câu 38: chọn 1 (Hiển nhiên là phải theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông)
Câu 40: chọn 2 (Chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép)
Câu 41: chọn 2 (Xe thô sơ đi trong làn đường bên phải trong cùng)
Câu 42: chọn 1 và 3 (bỏ 2 vì tốc độ thấp hơn mà đi phía bên trái)
Câu 43: chọn 1 và 2 (bỏ 3 vì chỗ nào trống là vô là không được)
Câu 45: chọn 2 và 3 (bỏ 1 vì có tăng tốc độ)
Câu 46: chọn 1 và 2 (bỏ 3 vì xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc)
Câu 48: chọn 3 (1 sai vì tránh sang bên trái, 2 sai vì tăng tốc độ)
Câu 49: chọn 3 (trong vòng xuyến nhường đường cho xe bên trái)
Câu 50: chọn 3 (nơi giao nhau phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên hoặc đường chính)
Câu 51: chọn 1 (ngã ba, ngã tư, nhường đường cho xe bên phải)
Câu 52: chọn 3 (phương tiện giao thông đường sắt luôn được ưu tiên)
Câu 53: chọn 1 (khoảng cách từ chỗ dừng đến đường ray là 5 met)
Câu 54: chọn 1 và 3 (đáp án 2 chạy vậy rất nguy hiểm)
Câu 56: chọn 3 (đáp án 1 có ô tô được vào, đáp án 2 có xe máy chuyên dùng tốc độ lớn hơn 70km/h cũng được vào)
Câu 57: chọn 1 (trong hầm đường bộ không được quay đầu xe, vì vậy bỏ đáp án 2 và 3)
Câu 60: chọn 1 và 2 (dễ hiểu)
Câu 62: chọn 2 (phải xin Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
Câu 63: chọn 1 và 2
Câu 65: chọn 3 (giấy phép lái xe phù hợp)
Câu 66: chọn 2 (18 tuổi)
Câu 67: chọn 3
Câu 68: chọn 2 (16 tuổi được điều khiển xe gắn máy dưới 50cm3)
Câu 69: chọn 1 (5 năm - chọn số lớn nhất)
Câu 70: chọn 1 (đáp án 2 về bên trái là sai, đáp án 3 tăng tốc độ là sai)
Câu 71: chọn 1 và 2 (bỏ đáp án 3: buông cả 2 tay)
Câu 72: chọn 2 (nội thành phố, thị xã và những đoạn có biển báo hiệu bắt đầu đến kết thúc khu đông dân cư)
Câu 73: chọn 3 (tốc độ tối đa của xe 2 bánh trong khu đông dân cư là 40km/h)
Câu 74: chọn 1 (nhớ: 40km/h chọn 1)
Câu 75: chọn 3 (nhớ: 50km/h chọn 3)
Câu 77: chọn 2 (thiếu văn hóa giao thông)
Câu 78: chọn 2 và 3 (bỏ đáp án 1 vì chạy trên làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông)
Câu 79: chọn 1 và 3 (đáp án 2 sai chỗ đi trên làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, đáp án 4 sai chỗ chỉ đội mũ bảo hiểm ở nơi bắt buộc)

B. Phần Biển Báo


Phần này chúng ta sẽ cố gắng hiểu để chọn cho chính xác, không đơn giản là việc thi cho đậu mà nó còn ý nghĩa để đi đường. Phần này Trổi sẽ giải thích cách chọn đáp án đúng cho các câu khó để anh/chị dễ nhớ khi làm bài. Trước khi bắt đầu, cần phải đảm bảo anh/chị đã thuộc ý nghĩa của các biển báo ở đầu sách.

Câu 82: chọn 1 (không chọn biển số 3 nhé, vì biển 3 là biển chỉ dành cho người đi bộ, các loại xe không được vào nên không có nhường)
Câu 83: chọn 3 (không chọn biển số 1, vì biển 1 có nghĩa là có đường dành cho người đi bộ cắt qua đường xe chạy)
Câu 84: chọn 2 (cả 3 biển đều là biển báo nguy hiểm, nhưng chỉ có biển 2 và 3 là biển báo qua nơi giao nhau).
Câu 90: chọn 2 (biển 1 và 3 cho biết ta đang đi trên đường ưu tiên)
Câu 99: chọn 2 (biển 1 cấm mô tô thì cấm 3 bánh, biển 3 cấm ô tô con cũng cấm 3 bánh).
Câu 105: chọn 1 và 2 (biển 1 cấm rẻ trái thì cấm luôn quay xe)
Câu 106: chọn 1 (biển 2 cấm quay đầu xe nhưng được phép rẽ trái)

C. Phần Sa Hình


Các anh/chị nhớ quy tắc xét sa hình như sau, xét theo thứ tự từ trên xuống:

  • Xe đã vào giao lộ: xe vào giao lộ trước thì được đi trước.
  • Xe ưu tiên (cứu hỏa > quân sự > công an > cứu thương)
  • Đường ưu tiên: xe trên đường ưu tiên được quyền đi trước
  • Tại ngả 3, 4 các tuyến đường cùng cấp, xe nào bên phải trống sẽ được đi trước, rồi đến xe rẽ phải, đến xe đi thẳng, xe rẽ trái đi sau cùng.

Giờ chúng ta sẽ thực tập nhé, những câu đầu sẽ giải thích thật kỹ, các câu sau sẽ lướt qua:

Câu 116: Quan sát thấy không có xe vào giao lộ, không có xe ưu tiên. Thấy trên đường xe tải có biển báo đường ưu tiên (hình thoi), phía bên kia đường xe mô tô cũng đường ưu tiên. Còn xe con và xe lam có biển báo giao nhau với đường ưu tiên (hình tam giác ngược) nghĩa là nó nằm trên đường không ưu tiên. 2 xe trên đường ưu tiên (tải, mô tô) phải được đi trước, nhưng xe tải chạy thẳng nên được đi trước tiên, đến xe mô tô. Tương tự cho xe con và xe lam. Kết quả là: xe tải > mô tô > xe lam > xe con.
Câu 117: Xét theo thứ tự: không có xe vào giao lộ, không có xe ưu tiên, không có đường ưu tiên. Các xe đều cùng cấp, ta xét xem xe nào bên phải trống. Bên phải xe tải là xe lam, bên phải xe lam là xe mô tô, bên phải xe mô tô không có xe nào cả. Như vậy, xe mô tô đi trước. Sau khi xe mô tô đi rồi thì bên phải xe lam lại trống nên được đi thứ nhì, cuối cùng là xe tải.
Câu 118: xe mô tô thấy biển STOP nên phải dừng lại nhường đường.
Câu 119: Xe lam đã vào giao lộ nên được đi trước, tiếp theo là xe cứu thương (xe ưu tiên), cuối cùng là xe con.
Câu 120: Xe cứu thương. Xe ưu tiên được đi trước bất kể nó đang nằm trên đường không ưu tiên.
Câu 121: Xe con và xe khách có tín hiệu đèn đỏ.
Câu 122: Chú ý tín hiệu đèn trên cột đèn giao thông, thấy xe tải và xe con đèn xanh nên được đi. Xe tải và con bên kia cũng vậy.
Câu 123: Xem phía bên này, xe khách chạy thẳng trong khi đèn báo rẽ trái nên vi phạm, xe tải rẽ trái trong khi đèn đỏ nên vi phạm, xe con đi đúng. Quan sát phía bên kia, xe tải bên này sai thì xe tải bên kia cũng sai, xe mô tô rẽ phải trong khi đèn rẽ trái. Kết quả là chọn đáp án số 1.
Câu 124: Bên phải xe mô tô trống nên được chạy trước, sau khi mô tô đi thì bên phải xe tải trống nên được đi, cứ như vậy đến hết.
Câu 125: Xe tải vi phạm vì biển cấm dừng và đỗ xe có biển phụ xe tải nên chỉ có tác dụng trên xe tải.
Câu 126: Quan sát thấy trên đường xe con có biển giao nhau với đường không ưu tiên, nghĩa là xe con đi trên đường ưu tiên nên được đi trước. Xe tải và xe lam cùng cấp, xe tải chạy thẳng đi trước, xe lam rẽ trái đi sau.
Câu 127: chọn cả ba hướng. Hướng 2 cấm xe mô tô, như vậy không cấm xe gắn máy.
Câu 128: Biển báo cấm dừng và đỗ xe có gắn thêm biển phụ phía trước và sau. Vậy cấm dừng và đỗ trước và sau biển này. Cả hai đều vi phạm!
Câu 129: Cả 3 xe đều vi phạm. Xe tải đỗ ngược chiều, xe mô tô và xe con đỗ trên vạch người đi bộ.
Câu 130: Biển cấm kéo xe.
Câu 131: Xe lam rẽ phải nên được đi trước.
Câu 132: Bên phải xe mô tô và xe đạp trống nên đi trước.
Câu 133: Xe mô tô đang đi trên đường ưu tiên nên được đi trước. Chú ý biển phụ gắn dưới biển báo đường ưu tiên, biển phụ đó cho biết đường ưu tiên cong sang hướng bên trái chớ không phải đường thẳng như bình thường.
Câu 134: Xe con vi phạm vì lấn qua vạch liền, xe mô tô không vi phạm vì vượt xe buýt nhưng chưa lấn qua vạch.
Câu 135: Người điều khiển giao thông giơ tay thẳng đứng thì tất cả các xe phải dừng lại, trừ xe đã và giao lộ, tức là xe tải được đi.
Câu 136: Người điều khiển giao thông giơ 2 tay dang ngang thì phía trước và sau người điều khiển phải dừng lại, bên trái và phải người điều khiển được đi.
Câu 137: Xe khách đèn đỏ dừng lại, xe tải đèn báo đi thẳng, xe con rẽ phải, xe mô tô dừng lại. Tất cả đều đúng.
Câu 138: Hướng 1 và 3. Hướng 2 cấm xe mô tô nên không được đi
Câu 139: Chưa xe đến đường ưu tiên, xe tiên được xét trước. Trong đó xe quân sự được ưu tiên nhất, đến xe công an.
Câu 140, 141: Chọn đáp án có xe con (E).
Câu 142: Đèn đỏ dừng. Vậy là xe con và tải.
Câu 143: Biển báo nguy hiểm không được tăng tốc độ. Vậy, không được vượt.
Câu 144: Chọn đáp án 1 và 2. Xe con có tín hiệu rẽ trái, xe mô tô có tín hiệu rẽ phải, trong khi biển báo hiệu hướng đi thẳng phải theo.
Câu 145: Xe tải đi sai đèn.
Câu 146: Xe tải và khách đi sai đèn.
Câu 147: Xe tải, khách và mô tô sai đèn.
Câu 148: Xe khách và mô tô đi đúng đèn.
Câu 149: Phía trước xe của bạn là biển báo giao nhau với đường ưu tiên, vậy xe của bạn đang đi trên đường không ưu tiên, biển phụ gắn dưới biển chính chỉ hướng đường ưu tiên là đường mà xe mô tô đang chạy. Vậy xe mô tô chạy trước, đến xe con (bên phải xe con trống), rồi đến xe của bạn.
Câu 150: Cả 3 xe đều cùng cấp, xe con rẽ phải chạy trước, xe của bạn đi thẳng chạy nhì, cuối cùng là xe mô tô.


Chúc các bạn thi tốt!

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Hướng dẫn và lưu ý khi đi xe tay ga dành cho người mới

Xe tay ga ngày càng phổ biến, việc sử dụng thế nào cho đúng để giúp xe tiết kiệm nhiên liệu và vận hành êm ái, tất cả đều phụ thuộc vào người sử dụng.

Hướng dẫn và lưu ý khi đi xe tay ga dành cho người mới
Có 2 điều xe ga khác xe số cơ bản: Đó là phanh và số. 

Phanh

Xe số có phanh chân, xe ga thì không. Đây là vấn đề rất quan trọng. Vì nếu đang đi xe số, chuyển sang xe ga mà không thật chú ý dễ xảy ra tình trạng đạp chân phanh ? Nhưng làm gì có phanh chân ? Nên luống cuống, dẫn đến nhầm lẫn và tai nạn. 

Có người quen dùng 1 phanh, lúc có chướng ngại vật hay tình huống đặc biệt cần phanh thì cứ phanh chân trong khi đang đi xe ga. Tất nhiên không tác dụng gì, càng đạp mạnh. Đến khi nhận ra nhầm lẫn thì đã ngã xe rồi. Nên bạn phải thật sự chú ý đến vấn đề này.

Số

Xe ga không có số. Chỉ ga bao nhiêu, chạy bấy nhiêu. Ga quá đà là vọt. Ở tốc độ thấp, người đi xe số để chế độ khởi động là số 2 hay số 1 (tùy từng người). Và có cách tăng ga phù hợp khi đang lên dốc hay đứng ở lưng chừng dốc. Nhưng xe ga không có số khởi động gì cả, ga thế nào đi thế ấy. Nếu ga không đủ, xe ì ra. Máy kêu to tất nhiên lâu ngày hại xe. Còn ga mạnh tay quá là kêu máy, có thể vọt bất kì (tùy theo vị trí khởi động là bằng phẳng hay dốc cao thấp). 

Vì vậy vấn đề này cũng rất quan trọng. Phải tập cho thật thành thạo để tránh rắc rối.

<

1 số lưu ý khi đi xe ga mà bạn nên biết:

Đợi đèn báo FI tắt rồi mới khởi động xe


Trên thị trường hiện nay đa số xe tay ga đều trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Nên khi bật máy, đèn báo FI sẽ bật sáng để kiểm tra các cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm để chờ nổ máy. Khi đèn báo FI tắt có nghĩa là xe đã sẵn sàng chờ ấn nút khởi động xe.

Nếu người sử dụng xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử FI thực hiện đúng quy trình khởi động thì hệ thống FI sẽ đem lại lợi ích như khả năng tiết kiệm nhiên liệu, xe vận hành êm ái.


Hạn chế sử dụng phanh trước


Hầu hết xe ga đều trang bị phanh đĩa. Đa số người sử dụng thuận tay phải, nên khi gặp tình huống bất ngờ sẽ bóp phanh trước. Việc sử dụng phanh trước với xe ga rất nguy hiểm do đường kính bánh trước nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn.

Nên sử dụng đồng thời cả 2 phanh trước và sau để đảm bảo an toàn. Trên một số xe ga đời mới có trang bị hệ thống phanh đồng thời ECB, giúp phân bổ lực phanh giữa bánh trước và bánh sau mà chỉ cần dùng phanh trái (phanh sau).

Không nên vừa ga vừa phanh


Do thói quen sử dụng, đặc biệt là chị em phụ nữ, khi chờ đèn đỏ hoặc tắc đường thường vừa ga vừa phanh dẫn đến nhanh bị cháy guốc côn và chuông côn khiến cho xe giật không bốc lại tốn xăng.


Không vận hành xe ở tốc độ quá chậm


Với những xe ga sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, nếu chạy xe quá chậm sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao khiến xe tốn nhiên liệu. Nên đi nhanh hơn để giúp lượng gió làm mát két nước nhiều hơn.

Không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ hệ thống làm mát muộn hoặc sớm hơn so với tiêu chuẩn. Nếu động cơ quá nguội hoặc quá nóng đều làm việc không tốt. Thường xuyên kiểm tra lượng nước làm mát và vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hệ thống bánh răng dẫn động trục bánh sau xe tay ga.

Tay ga không ổn định, gây tốn xăng và hại xe


Nhiều người sử dụng có thói quen thốc ga lên rồi giảm đột ngột, sẽ làm xe tốn xăng và nhanh hỏng bộ truyền động. Khi thốc ga, xe cần nhiều xăng để tăng tốc, cụm côn và ly hợp chuyển động nhanh hơn. Khi giảm ga đột ngột hoặc phanh gấp, khi đó xe sẽ cần lượng xăng tương ứng để đi tiếp. Nên giữ tốc độ và đều tay ga nhất có thể để giữ độ bền cho bộ truyền động và tiết kiệm xăng.

Dầu láp thường hay bị quên trên xe ga


Dầu láp trên xe ga có tác dụng bôi trơn hệ thống bánh răng dẫn động đến trục bánh xe. Do các bánh răng hoạt động thường xuyên với cường độ và tải trọng cao, nếu không được bôi trơn thường xuyên dẫn đến mài mòn nhanh, tạo độ dơ tăng tính va đập. Người sử dụng nên chú ý thường xuyên kiểm tra và thay thế dầu láp và bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, cứ 3 lần thay dầu máy thì 1 lần thay dầu láp.

Người sử dụng xe tay ga nên thường xuyên đến các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng xe máy có uy tín để kiểm tra và bảo dưỡng xe theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

(Tổng hợp)

2 cách làm bẫy bắt muỗi đơn giản mà hiệu quả

Trái với các loại nhang đuổi muỗi thường thấy, chiếc bẫy bắt muỗi này không tạo mùi, rất thân thiện với môi trường đấy!

2 cách làm bẫy bắt muỗi đơn giản mà hiệu quả



Để làm chiếc bẫy bắt muỗi, bạn cần:

- 1 chai nhựa loại 2 lít
- 50g đường nâu (nếu không có đường nâu có thể thay bằng đường cát)
- 5g men nở (hoặc baking soda)
- Nước ấm

Cách làm bẫy bắt muỗi như sau:



Phiên bản #1: Baking soda + đường nâu


Phiên bản #2: men nở (yeast) + đường nâu + nước nóng



Bẫy bắt muỗi này hoạt động theo nguyên lý: Men nở (hay baking soda) khi được trộn với nước đường sẽ sản xuất ra khí CO2. Muỗi định vị đối tượng đốt bằng lượng khí CO2 mà người hay con vật thở ra. Do đó, muỗi sẽ bị hút vào bẫy do lượng CO2 mà bẫy sản xuất ra, sau đó bị kẹt trong bẫy và không bay ra được.

(Sưu tầm)

Mẹo gấp quần áo gọn gàng nhanh chóng

Một cách siêu hay lại cực dễ dàng giúp cho công việc gấp áo không còn "mệt mỏi".
Bí kíp ở đây là bạn cần nắm vững 3 điểm "cốt lõi" trên chiếc áo rồi chỉ cần quen tay là tất cả sẽ xong trong nháy mắt!

Bạn cũng có thể áp dụng cách gấp áo này với sơm mi:


Bạn có thể xem video sau để thấy rõ hơn:




(Kenh 14)

Những pha xử lý ảo diệu của Yasuo

Những pha xử lý ảo diệu của Yasuo


Like và share bạn nhé

Cosplay Akali Y Tá Khiêu Giợi


Cosplay Akali Y Tá Khiêu Gợi Có Ai muốn Trích 1 mũi ko :))









Like và share bạn nhé :)

Cosplay Morgana Thiên Thần Sa Ngã


Cosplay Morgana Thiên Thần Sa Ngã











Like và share bạn nhé :)

Hướng dẫn bỏ túi Zed Mid Lane

Hướng dẫn bỏ túi Zed đi đường giữa <3



Like và share bạn nhé

Trực Tiếp Chung Kết Thế Giới Mùa 4 LMHT

Trực tiếp Chung Kết Thế Giới Mùa 4 LMHT


Like và share bạn nhé

Tuyển Tập Highlight Chung Kết Thế Giới 2014

Tuyển tập Highlight Chung Kết Thế Giới mùa 4 LMHT


Like và share bạn nhé

Tuyển tập Cosplay Ahri mê hoặc


Tuyển tập Cosplay Ahri mê hoặc