Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Đã giám sát kho tàng biển Đông bằng công nghệ viễn thám - DVO

Trao đổi với báo chí, ngày 1/4, ông Nguyễn Xuân Lâm, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia (Bộ TNMT) cho biết, công nghệ viễn thám có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thông khác về khả năng cung cấp thông tin trên diện rộng, liên tục, chính xác đồng thời có thể cung cấp cả thông tin về không gian và thuộc tính hóa của đối tượng quan trắc.

Thông tin thêm, ông Lâm cho biết mục tiêu của dự án là thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ảnh vệ tinh đa thời gian cho toàn vùng biển và hải đảo Việt Nam, nhất là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài ra, dự án cũng hướng tới tăng cường năng lực cho việc áp dụng công nghệ viễn thám phục vụ điều tra cơ bản và giám sát tài nguyên và môi trường biển và hải đảo Việt Nam.

Đến nay, dự án đã hoàn thành 3 nhóm nhiệm vụ quan trọng, đó là: xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý đa thời gian cho toàn vùng biển và hải đảo bằng công nghệ viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề về tài nguyên-môi trường biển và hải đảo bằng công nghệ viễn thám; xây dựng hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên-môi trường biển và hải đảo Việt Nam trên nền công nghệ viễn thám và địa tin học.

Nói về hiệu quả của dự án, ông Nguyễn Xuân Lâm khẳng định: “Việc áp dụng công nghệ viễn thám trong điều tra, giám sát tài nguyên-môi trường biển, hải đảo là hoàn toàn khả thi và khoa học.

Bản đồ lớp phủ bề mặt dải ven biển và các đảo nổi. (Ảnh: Cục Viễn thám quốc gia)

Bản đồ lớp phủ bề mặt dải ven biển và các đảo nổi. (Ảnh: Cục Viễn thám quốc gia)

Không thể có có một nguồn tài liệu nào bao quát trên một diện rộng, có khả năng cập nhật theo chu kỳ và chứa đựng nhiều thông tin khu vực biển tốt như nguồn tin từ ảnh viễn thám.”

Với tầm quan trọng như vậy, lãnh đạo Cục Viễn thám quốc gia kiến nghị Chính phủ cho phép tổ chức, quản lý, vận hành hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên-môi trường biển, hải đảo Việt Nam nhằm phát huy vai trò của cộng nghệ viễn thám trong việc cập nhật định kỳ hằng năm đối với công tác điều tra thông tin cơ bản về tài nguyên-môi trường biển.

Trước đó, VN đã có nhiều hệ thống như radar biển tần số cao, vệ tinh VNREDSat-1 đều là những hệ thống có thể giám sát được hiện trạng Biển Đông.

Với mục tiêu đầu tư, xây dựng hệ thống radar biển tần số cao để quan trắc các yếu tố sóng biển và dòng chảy phục vụ hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trên vùng biển, hải đảo của Việt Nam, Chính phủ đã quyết định đầu tư hệ thống radar biển giai đoạn 1 gồm 3 trạm thu/ phát tín hiệu và Trạm trung tâm.

Trước đó, chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 9/12, ông Trần Huy Lam - Giám đốc Trung tâm Hải văn (đơn vị được Bộ TNMT giao phụ trách đề án này), cho biết: "Hệ thống này sẽ góp một phần vào việc giám sát hiện trạng các hoạt động diễn ra ở khu vực Biển Đông".

Trước đó, chia sẻ với báo chí, ông Lam cũng cho hay: “Việc đưa hệ thống radar biển vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng cho việc giám sát trạng thái bề mặt biển, từ đó đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ vùng biển và hải đảo nước ta”.

Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, ông Ngô Duy Tân - Phó giám đốc Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ khẳng định: "VNREDSat-1, về mặt năng lực có khả năng giám sát các hoạt động diễn ra trên Biển Đông, hơn thế, những nhiệm vụ này là nhiệm vụ phải làm, không làm thì sẽ có nhiều bên khác cũng yêu cầu phải làm".

Theo ông Tân thì trung tâm sẽ chụp định kỳ 2 - 3 ngày chụp 1 lần, VNREDSat-1 có thể quan sát được hết những sự việc, hiện tượng xảy ra trên Biển Đông.

Giám sát Biển Đông

Giám sát tài nguyên biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám

Trước việc, có thêm hệ thống radar giám sát mặt biển, ông Tân cho rằng: "Chương trình chụp ảnh giám sát Biển Đông là yêu cầu đặc biệt, nhiều khi có yêu cầu đặc biệt chúng tôi cũng không biết là gì, chỉ biết theo yêu cầu là chụp, chúng tôi đặt lệnh cho hệ thống chụp vùng đó, vùng đó là địa điểm có ý nghĩa như thế nào thì chúng tôi cũng không rõ".

Điều làm ông Tân tự hào đó chính là hiện nay đất nước chúng ta đã có hệ thống khoa học, có các phương tiện giúp cho việc quản lý, giám sát Biển Đông phát triển.

Ông chia sẻ: "Chúng tôi tự hào cũng đóng góp phần không nhỏ vào việc giám sát hiện trạng Biển Đông".

Thái Linh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét