Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ký Quyết định số 69/QĐ-CT-CLT về việc công nhận đặc cách với 3 giống ngô biến đổi gen của Công ty Syngenta (Hoa Kỳ).
Cụ thể, 3 giống ngô biến đổi gen là giống NK66 Bt, NK 66 GT và Nk66 BT/GT sẽ chính thức được áp dụng cho các vùng trồng ngô trên cả nước.
Giống ngô NK 66 Bt được trồng khảo nghiệm tại Việt Nam |
Trong số đó, giống NK 66 Bt được áp dụng trồng ở các vùng trồng ngô có áp lực cao về sâu đục thân; giống NK66 GT cho vùng trồng ngô sử dụng thuốc trừ cỏ ở giai đoạn ngô 3-4 lá; giống NK66 Bt/GT cho vùng trồng ngô có áp lực cao về sâu đục thân và sử dụng thuốc trừ cỏ ở giai đoạn ngô 3-4 lá.
Theo ông Phạm Đồng Quảng, Cục trưởng Cục trồng trọt, các giống ngô này có khả năng chống chịu sâu bệnh, thuốc trừ cỏ và cho năng suất tốt hơn các giống ngô thường. Nên trồng ở những vùng có nhiều sâu bệnh.
"Ngô biến đổi gen chỉ để sản xuất thức ăn chăn nuôi nên chưa phải dán mác thực phẩm biến đổi gen", ông Quảng cho biết.
Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu trồng ngô biến đổi gen, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại về loại cây trồng này.
Vào đầu năm 2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Anh đã kêu gọi EU phê duyệt thương mại hóa ngô biến đổi gen thông qua hình thức biểu quyết vào cuối tháng 1 và cho rằng đây là hành động dựa trên cơ sở khoa học.
Nhưng trước đó năm 2012 Pháp yêu cầu các cơ quan quản lý nông nghiệp của Liên minh châu u (EU) ngừng cấp phép sử dụng một giống ngô biến đổi gen của Monsanto do chúng gây tác động xấu tới môi trường.
Tại Trung Quốc, ngô biến đổi gen được trồng từ khá sớm. Tuy nhiên đến khoảng năm 2011 dư luận Trung Quốc lại nghi một giống ngô được trồng phổ biến tại nước này bị biến đổi gene và gây nên nhiều hiện tượng bất thường ở động vật.
Tiềm ẩn rủi ro cao Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Sherbrooke (Canada) phát hiện ra protein trừ sâu Cry1Ab trong máu của những phụ nữ có thai và không mang thai. Họ cũng phát hiện ra chất độc này trong máu của bào thai chứng tỏ nó có thể truyền sang thế hệ sau. Chất độc Cry1Ab được phát hiện ở 94% mẫu máu của các bà mẹ, 80% mẫu máu của các bào thai và ở 69% mẫu máu kiểm tra của những phụ nữ không mang thai. Những nghiên cứu trước đó cũng tìm thấy lượng nhỏ độc tố Cry1Ab trong dạ dày - ruột của động vật ăn bắp biến đổi gien. Điều này dấy lên quan ngại rằng độc tố có thể không được loại bỏ hoàn toàn ở người và sử dụng thịt nhiễm độc tố có thể tiềm ẩn rủi ro cao. |
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét