Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Tài xế tuyệt đối không được bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này của phanh ô tô

Phanh ô tô là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp lái xe chủ động trong mọi tình huống, tuy nhiên bộ phận này cũng rất nhanh hỏng nếu tài xế không để ý những dấu hiệu cảnh báo sẽ rất nguy hiểm.

Dấu hiệu cảnh báo má phanh mòn

Má phanh nằm ở giữa các caliper và rotor. Nếu má phanh mỏng hơn một phần tư inch (khoảng 6.35 mm), có nghĩa chúng không còn đảm bảo an toàn và cần tiến hành thay thế.

Xuất hiện dấu hiệu cảnh báo phanh hỏng từ những âm thanh kỳ lạ

Âm thanh kỳ lạ phát ra chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo hệ thống phanh ô tô đang có vấn đề. Âm thanh này có thể phát ra từ bất cứ đâu trong hệ thống, ví dụ những tiếng rít phát ra có thể là do má phanh và rotor làm việc không ăn khớp.

Ngoài ra có thể là tiếng rít từ cảm biến của má phanh cho thấy nó cần được thay thế. Đôi khi có thể nghe thấy những tiếng kim loại cọ xát vào nhau, nguyên nhân có thể do các má phanh đã bị mòn hết, khiến các cliper kim loại tiếp xúc trực tiếp với rotor. Và mỗi khi dùng đến phanh là 2 bộ phận kim loại này lại ma sát với nhau. Khi điều này xảy ra sẽ khiến tài xế gặp khó khăn trong việc phanh xe, hơn nữa có thể gây hỏng rotor.

Tài xế tuyệt đối không được bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này của phanh ô tôTrước khi hỏng phanh ô tô có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo cho tài xế nhận biết.

Dấu hiệu lực kéo bất thường 

Lực kéo bất thường có thể không phải sinh ra bởi hư hại của hệ thống phanh. Rất có thể nguyên nhân là do các lốp xe bị căng hoặc mòn khác nhau. Điều này khiến một bánh nào đó có sự liên kết với đường kém hơn. Việc bạn có thể làm để giúp chiếc xe của mình lúc này là đưa nó đến trung tâm bảo dưỡng.

Xuất hiện dấu hiệu rung bất thường của ô tô

Nếu đạp phanh trong các tình huống bình thường mà cảm thấy chân phanh bị rung thì có thể hệ thống phanh của ô tô đang gặp vấn đề. Nguyên nhân thường là do rotor bị biến dạng. Bề mặt không đồng đều của của rotor không thể nhận biết qua sự làm việc của nó với má phanh mà tài xế phải cảm nhận qua độ rung của chân phanh.

Cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ có thể là do má phanh bị mòn hoặc có vấn đề xảy ra với hệ thống thủy lực như sự rò rỉ dầu phanh hoặc không khí tràn vào bên trong khoang chứa dầu. 

Chân phanh không ổn định

Dấu hiệu phanh lúc ăn lúc không có thể là do hệ thống phanh bị rò rỉ dầu, không khí, má phanh không đều, dầu phanh bẩn... Tình huống nguy hiểm nhất là khi má phanh bị bắt cứng vào đĩa phanh, hệ thống thủy lực mất tác dụng đàn hồi nên chân phanh không bật trở lại.

Trong quá trình vận hành ô tô, hệ thống phanh luôn phải hoạt động tốt để giảm tốc độ và dừng hẳn khi gặp chướng ngại vật trên đường. Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi xe vận hành. Vì chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập. Bởi vậy, đây là hệ thống người lái cần đặc biệt lưu tâm trong suốt quá trình sử dụng, tránh sự cố khi đang trên đường. 

Theo An Dương (VietQ.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét