Báo Đất Việt ghi lại những hình ảnh ban đầu của mô hình máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B do ông Lê Ngà (50 tuổi) trú ở số nhà 38B đường Thánh Gióng, TP.Huế, Thừa Thiên Huế cũng là chủ nhân của tàu ngầm Hoàng Sa:
Đây là động cơ ruột của mô hình máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B mà ông Lê Ngà đang nghiên cứu chế tạo để lắp đặt cho máy bay này. |
Cánh quạt phát gió lực đẩy phía sau đuôi của mô hình máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B do ông Ngà chế tạo gần xong. |
Ông Ngà hoàn thiện khâu cuối cùng cho động cơ chính của `máy bay F-35B` tại xưởng nghiên cứu, chế tạo của mình vào chiều ngày 11/4. |
Ông Ngà đang xem lại mô hình thật của máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B của Không quân Hoa Kỳ trên màn hình vi tính. |
Theo ông Ngà, dòng máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B khó nhất là “Đó là động cơ lực đẩy bên trong chính cho máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B và sau đó sẽ hình thành bộ vỏ bên ngoài của máy bay này. Cái khó nhất của việc chế tạo máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B tiếp đến là các luồng gió từ thân máy bay thổi xuống cho cân bằng khi máy bay cất cánh lên thẳng. Đây là cái khó nhất hiện đang được tôi nghiên cứu, đọc tài liệu của dòng máy báy chiến đấu lên thẳng F-35B của Mỹ có được. |
Tôi tính toán rất kỹ các khâu kỹ thuật chế tạo dòng máy bay hiện đại này là làm sao sau khi điều khiển máy bay lên thẳng với một độ cao nhất định, tiếp đến là điều khiển đổi hướng các luồng gió lui phía sau để đẩy máy bay đi tới. Và động cơ gì để làm ra thành công máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B mà tôi đang thực hiện triển khai đó là một ẩn số mà tôi chưa thể tiết lộ được. |
Ông Ngà đang tính toán lại chi tiết động cơ chính khi lắp đặt vào mô hình máy bay F-35B do mình chế tạo. |
Xưởng sản xuất, chế tạo của ông Ngà chỉ rộng khoảng 6m2 ngay trong ngôi nhà của mình. |
Những lúc căng thẳng về nghiên cứu, đọc tài liệu khoa học, ông Ngà chơi đàn ghita để giúp tinh thần thoải mái hơn. |
Ông Ngà còn đam mê piano và để luôn đàn piano tại xưởng chế tạo để giải khây khi mệt mõi. |
Ông Ngà bên chiếc xe tăng chiến đấu đã hoàn thành lâu nay của mình được trưng bày phòng khách của gia đình. |
Sau sự thành công của tàu ngầm Hoàng Sa, ông Ngà đã bắt tay vào chế tạo `máy bay chiến đấu lên thẳng F-35B` như Không quân Hoa Kỳ đang sở hữu kỹ thuật KHCN. |
Tàu ngầm nguyên tử từ đồ chơi mô hình Theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 2/2, trong buổi trả lời phỏng vấn trên Đài truyền hình vệ tinh Thâm Quyến, ông Huang Xuhua, nhà thiết kế tàu ngầm Trung Quốc tiết lộ rằng tàu ngầm chạy bằng động cơ hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, lớp Hán (Type 091) là được nghiên cứu phát triển từ 2 mẫu tàu ngầm đồ chơi của Mỹ. Theo đó, khi ông Huang nhận nhiệm vụ trưởng ban thiết kế tàu ngầm dự án lớp Hán vào năm 1983, ông đã tranh luận rằng tàu ngầm có hình dạng suôn thẳng không thích hợp với việc chạy bằng động cơ hạt nhân vốn có thể giúp tàu chạy nhanh hơn và lặn sâu đến 300 m. Ông Huang tin rằng nếu tàu ngầm có thân hình giọt nước thì mặt phẳng tiếp xúc của thân tàu là tròn sẽ chỉ phải chịu ma sát tối thiểu trong khi duy trì sự ổn định ở độ sâu lớn. Trong thời gian này, Trung Quốc không thể nhận được sự hỗ trợ của nước ngoài về công nghệ do bị cấm vận công nghệ cao từ Mỹ và Liên Xô. Ông Huang cho biết Mỹ đã đi 3 bước trong thiết kế chế tạo tàu ngầm hình giọt nước chạy bằng động cơ hạt nhân. Đầu tiên Mỹ lắp động cơ hạt nhân lên tàu ngầm mũi bằng, thân thuôn; sau đó Mỹ thiết kế tàu ngầm có thân hình giọt nước chạy bằng động cơ thông thường (điện - diesel), và cuối cùng họ đặt động cơ hạt nhân vào tàu ngầm có thân tròn hình giọt nước. Trung Quốc quyết định kết hợp ba bước phát triển trên của Mỹ thành một, vì không có đủ thời giờ, theo ông Huang. Thay vào đó, nước này mua 2 tàu ngầm đồ chơi do Mỹ chế tạo từ Hồng Kông và từ Mỹ. Với 2 mẫu tàu ngầm đồ chơi khác kích cỡ này, các kỹ sư Trung Quốc tháo tung chúng ra để học cách thiết kế tàu ngầm hình giọt nước của Mỹ.
|
Hồng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét