Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cô trò nhỏ với ý tưởng không nhỏ - DVO

Nhắc đến Trần Thị Lan Anh, xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, người ta không chỉ nghĩ đến một cô gái nhỏ nhắn, dễ gần mà người ta còn nghĩ ngay đến sáng chế hữu ích của cô, đó là chiếc máy đánh bắt ngao, vạng.

Chiếc máy hữu ích này đã đạt giải Giải nhất cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật trong học sinh Toàn quốc năm 2014 – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sáng chế bắt nguồn từ thực tế

Lan Anh chia sẻ, gia đình em ở vùng ven biển, gia đình em nói riêng và các hộ dân nơi em ở nói chung kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào việc nuôi, trồng, đánh, bắt thuỷ , hải sản và đặc biệt là nuôi, đánh , bắt ngao,vạng.

Mỗi gia đình khi nuôi, đánh, bắt ngao, vạng phải bỏ ra một số tiền vốn rất lớn( có thể lên đến vài tỷ đồng). Đến mùa thu hoạch còn phải bỏ ra nhiều chục triệu đồng ( 60- 70 triệu đồng) để thuê nhân công đánh, bắt ngao,vạng.

Khi giá ngao, vạng tăng thì người dân còn có lãi, nhưng khi giá ngao,vạng giảm mạnh thì người dân bị thua lỗ nặng. Chính vì thế mà em đã quyết định xây dựng dự án này để giảm thiểu tối đa chi phí thu hoạch ngao, vạng của người dân.

Do một lần học trên lớp học của Lan Anh được thầy giáo giải thích về nguyên lý hoạt động  của động cơ máy nổ, rồi em đã  liên tưởng đến hoạt động đánh, bắt ngao, vạng thủ công của gia đình Lan Anh và các hộ dân nơi xung quanh.

Lan Anh đã tận dụng những thiết bị cũ như: máy nổ, ống nhựa, phao xốp, rọ lưới, khung sắt để sàng lọc ngao và dây thừng để lắp đặt máy đánh bắt ngao.

Trần Thị Lan Anh bên chiếc máy đánh bắt ngao, vạng (Ảnh: Bùi Hiếu)
Trần Thị Lan Anh bên chiếc máy đánh bắt ngao, vạng (Ảnh: Bùi Hiếu)

Chiếc máy vận hành theo nguyên lý  khi vận hành máy nổ, nước sẽ được hút từ ống hút nước và xả ra ở ống thoát nước. Nước ở ống xả sẽ xả vào ống sủi.

Khi áp suất nước lớn, nước sẽ đi ra và bắn xuống đất qua các lỗ trên máy sủi. Nước tạo ra 1 lực lớn để đánh tan cát trên mặt đất để lộ con ngao, vạng . Sẽ có khoảng 4 đến 8 người( tuỳ thuộc vào loại máy) cầm dây kéo và kéo máy sủi.Ở sau, khi ngao lộ ra sẽ có khung sàng đưathẳng ngao, vạng vào lưới.

Tăng thu nhập cho nông dân

 Sáng chế của Lan Anh đã giảm thiểu tối đa chi phí thu hoạch ngao,vạng của người dân: Nếu làm theo phương pháp thủ công, mỗi gia đình phải bỏ ra chi phí đánh,bắt từ 60-70 triệu đồng trên 1ha diện tích nuôi ngao. Rất lãng phí tiền, thời gian và sức lao động. Nhưng khi ta sử dụng máy cải tiến chỉ mất từ 5-7 triệu đồng tiền thuê nhân công và 1 triệu đồng xăng, dầu cho 1ha diện tích nuôi ngao. Tốn ít thời gian, hiệu quả cao, giảm thiểu sức lao động.

Chiếc máy này cũng giảm thiểu tối đa việc làm ảnh hưởng đến chất lượng ngao, vạng: Khi đánh bắt thủ công, việc sử dụng công cụ thủ công như cào,xẻng rất dễ làm hỏng ngao,vạng, làm mất giá trị kinh tế.

Trung bình 1tạ ngao mất khoảng 7 đến 8 cân ngao bị hỏng. Nhưng khi dùng máy cải tiến thì sẽ ít ảnh hưởng tới chất lượng ngao.1 tạ ngao chỉ mất một vài con ngao bị hỏng.

Việc thu hoạch ngao, vạng không phụ thuộc nhiều vào con nước. khi đánh bắt thủ công thì chỉ có thể đáng bắt khi nước cạn, mực nước từ 0,2 đến 0.5m. 1tháng chỉ có thể đánh bắt 4 đến 5 ngày.

Nhưng khi dùng máy cải tiến thì ta có thể đánh bắt trong mực nước từ 0,2m đến 1,6m. Tức là có thể đánh bắt tất cả các ngày trong năm. Ngoài đánh bắt ngao còn có thể thu hoạch được các hải sản khác như dắt, don, móng tay, sò.... Thêm nguồn thu nhập cho người nông dân.

Ngoài ra, máy còn nhiều các công dụng khác như  có thể dễ dàng tháo đầu sủi ra và thay thế bằng ống nhựa nhỏ để cắm cọc bãi (khi cắm cọc thủ công thì ta phải dùng xẻng đào hố để cho cọc xuống dưới hố rất mất thời gian và công sức. Nhưng khi dùng máy đã cắm ống nhựa thì ta chỉ cần đưa đầu ống vào vị trí cần cắm lợi dụng sức nước để tạo hố cắm cọc),…

Sauk hi biết tác dụng của chiếc máy nhiều gia đình nuôi ngao ở xã Ðông Minh và các xã ven biển huyện Tiền Hải thường xuyên tìm đến nhà em Trần Thị Lan Anh để thuê máy đánh bắt ngao.

Lan Anh và gia đình hy vọng chiếc máy sẽ được đăng ký bản quyền và bán rộng rãi nhiều địa phương khác. Với những cố gắng của mình, Trần Thị Lan Anh đã được nhận Giải nhất cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật trong học sinh Toàn quốc năm 2014 – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

B. Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét