Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Khai thác bể than sông Hồng: TKV tăng tốc thăm dò - DVO

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Theo đó việc thăm dò sẽ tiến hành trên diện tích 5,29 km vuông, thời gian thăm dò là 48 tháng và trữ lượng đạt được dự kiến là hơn 236 triệu tấn.

Hiện tập đoàn cũng đã ký thỏa thuận với UBND tỉnh Thái Bình về đầu tư dự án thăm dò than và thử nghiệm khí hóa than ngầm tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng, được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018.

Bên cạnh đó, TKV cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thẩm định, cấp phép thăm dò khoáng sản than tại khu Nam Thịnh, Tiền Hải, Thái Bình.

Hiện Bộ TN&MT đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường phối hợp với TKV khẩn trương lập báo cáo chi tiết vị trí tọa độ và hiện trạng môi trường nguyên trạng tại khu vực mà TKV xin giấy phép thăm dò.

Bây giờ không ai còn bóc đất lên để lấy than, mà đốt hầm lò, đưa khí lên - GS Phan Trường Thị
Giới chuyên môn cho rằng việc khai thác than tại ĐBSH cần hết sức thận trọng

Liên quan đến việc khai thác và thăm dò bể than ĐBSH, TS địa chất Nguyễn Sỹ Quý, nguyên cán bộ Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) từng đưa ra ý kiến phản biện.

Theo đó ông cho rằng: "Quan ngại lớn nhất của chúng tôi với việc khai thác bể than sông Hồng là vấn đề sụt lún, biến vựa lúa đồng bằng sông Hồng thành hồ chứa nước nhiễm mặn. Thậm chí, cũng có người dự báo nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ phải di dân tới nơi khác ở.

Cái đáng lo là ở chỗ khả năng sụt lún sẽ không diễn ra ngay lập tức, mà từng bước, mỗi ngày một ít. Và sẽ một ngày nào đó, cả vùng đồng bằng rộng lớn của chúng ta sẽ chìm trong chua mặn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiên đoán ban đầu, còn việc sụt lún ra sao phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ khai thác ra làm sao, công nghệ thế nào", TS Quý nói.

Theo vị chuyên gia địa chất này thì nền địa chất ở ĐBSH là đất xốp. Nếu có sụt lún xảy ra sẽ không sụt thẳng. Mà giống như việc một ngôi nhà bị sụt, nó sẽ kéo theo nhà bên cạnh, dù ít hơn và dẫn tới một phản ứng dây chuyền sang cả khu vực xung quanh.

"Chúng tôi gọi hiện tượng này là sụt lan tỏa, sụt kéo theo. Khi ấy, chúng ta sẽ không lường hết được tác hại", TS Quý lo ngại. 

Trên thực tế Ban quản lý dự án còn chỉ ra khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nhân lực của đơn vị còn hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn. Nhân viên của đơn vị đa phần còn trẻ trong khi thông tin về công nghệ khí hóa than ngầm (UCG), công nghệ mới còn bị giới hạn khi các dự án than của Tập đoàn TKV tại ĐBSH chưa được triển khai.

Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ UCG về điều kiện địa chất mỏ tại bể than ĐBSH chưa có các số liệu chi tiết để chứng minh do chưa có kết quả thăm dò. 

Theo GS. TSKH Phan Trường Thị, Khoa Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia HN: Bây giờ không ai còn bóc đất lên để lấy than, mà đốt hầm lò, đưa khí lên. Việt Nam muốn làm phải nghiên cứu kĩ nhiều vấn đề.

GS Phan Trường Thị cho rằng, các nhà địa chất đã biết về bể than này từ năm 1998, ước lượng 210 tỉ tấn, nhưng nó mới chỉ là hiểu biết khái quát, chưa có nghiên cứu chi tiết.

Cách đây 5, 6 năm, Nhật Bản đã bỏ ra khoảng 8 triệu đôla để nghiên cứu về khai thác than ĐBSH nhưng sau họ rút lui, vì điều kiện kĩ thuật so với hiệu quả kinh tế chưa tối ưu.

"Hơn nữa, vấn đề kĩ thuật không thể nói chơi, phải có hiểu biết. Nhiệm vụ của các nhà khoa học là phải nghiên cứu kĩ, chứ không phải đụng vào cái gì bàn lui", GS Thị nhấn mạnh.

Phương Nguyên (Tổng hợp)                              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét