Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Tàu tiếp tế vũ trụ Nga rơi trở lại Trái đất - DVO

Theo truyền thông, một quan chức cơ quan hàng không vũ trụ Nga ngày 29/4 cho biết tàu chở hàng không người lái cho Trạm vũ trụ Quốc tế ISS của nước này đã bị rơi trở lại Trái Đất sau khi mất kiểm soát trên không gian.

Tên lửa đẩy Soyuz phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonur (Nguồn: AFP)
Tên lửa đẩy Soyuz phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonur (Nguồn: AFP)

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, trước đó, ngày 28/4 tàu đã vượt khỏi tầm kiểm soát sau khi cất cánh từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Theo NASA, những chuyên gia đánh giá điều kiện chuyến bay đã mất liên lạc với tàu chở hàng này sau khi đẩy nó tách lên khỏi tên lực đẩy Soyuz.

Các chuyên gia cho hay nếu  bị mất kiểm soát, con tàu sẽ rơi trở lại Trái Đất và bốc cháy trong bầu khí quyển.

NASA khẳng định phi hành đoàn trên ISS không gặp nguy hiểm và có rất nhiều nguồn tiếp tế cho đến khi một tàu chở hàng khác có thể lên đó.

Trong một diễn biến có liên quan, hồi giữa tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đang có kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ quốc gia vào năm 2023. Trạm vũ trụ này sẽ được sử dụng như một căn cứ cho chương trình thám hiểm mặt trăng của Nga. Các phi thuyền không gian sẽ được đưa lên trạm vũ trụ này sau đó mới tiếp tục tới đến mặt trăng.

Trung Quốc sẽ trở thành đối tác với Nga, xây dựng một trạm nghiên cứu khoa học trên mặt trăng?
Trung Quốc sẽ trở thành đối tác với Nga, xây dựng một trạm nghiên cứu khoa học trên mặt trăng?

Hôm 28/4, Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozin cho biết, nước này và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán cùng nhau phát triển kế hoạch một trạm nghiên cứu khoa học lâu dài trên mặt trăng bởi cả 2 bên đều có kiến thức chuyên sâu và lợi ích chung trong lĩnh vực này.

Sau cuộc hợp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, ông Rogozin cho biết: "Vấn đề này đang được thảo luận nhằm mời Trung Quốc trở thành một đối tác chính trong kế hoạch xây dựng một trạm nghiên cứu khoa học trên mặt trăng và về cả những kế hoạch xây dựng trạm không gian quốc gia Nga".

 Thạch Tú(Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét