Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Singapore muốn học hỏi Việt Nam trong phát triển điện hạt nhân - DVO

Ngày 22/4, tại Hà Nội, trong buổi làm việc với Đoàn liên bộ của Chính phủ Singapore hợp tác về năng lượng nguyên tử, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho rằng Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong phát triển điện hạt nhân, phát triển điện hạt nhân cũng không phải thế mạnh của Việt Nam, nhưng những gì có được trong công tác chuẩn bị phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Singapore.

Bước vào phát triển điện hạt nhân, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề phát triển đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ xây dựng, phát triển điện hạt nhân, cũng như đội ngũ cán bộ nhà nước về quản lý an toàn trong phát triển điện hạt nhân.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống văn bản pháp quy cho an toàn phát triển điện hạt nhân, nhận thức của xã hội trong phát triển điện hạt nhân cũng là thách thức.

Một góc lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Một góc lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Vì vậy, để chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân, Việt Nam đang triển khai tích cực, đồng bộ nhiều chương trình, thực hiện nghiêm chỉnh các khuyến cáo của IAEA trong phát triển điện hạt nhân cũng như lựa chọn sử dụng công nghệ tiên tiến trong phát triển điện hạt nhân.

Tại buổi làm việc, ông Peter Tan Hai Chuan, Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Nam Á và ASEAN, Bộ Ngoại giao Singapore nhấn mạnh năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng quan trọng mà các quốc gia đều quan tâm và cần phát triển trong tương lai.

Trong phát triển điện hạt nhân, Việt Nam có nhiều bước tiến vượt bậc so với Singapore, nên trong chuyến thăm lần này Singapore hy vọng có thêm nhiều kiến thức cũng như học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển điện hạt nhân.

Ông Cấn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết với vai trò là cơ quan pháp quy về an toàn hạt nhân, việc phát triển điện hạt nhân phải đảm bảo an toàn, bởi an toàn không chỉ cho chính quốc gia mình mà cho cả các nước lân cận hay rộng hơn nữa là vấn đề toàn cầu.

Ngoài ra, việc hợp tác quốc tế là cần thiết để phát triển điện hạt nhân cũng như ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chia sẻ thông tin trong quá trình nghiên cứu, khảo sát địa chất khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng như việc xây dựng các kịch bản, chương trình ứng phó với sự cố điện hạt nhân từ kinh nghiệm quốc tế.

Liên quan đến vấn đề phát triển điện hạt nhân, được biết Việt Nam dự kiến sẽ có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên hoạt động vào khoảng năm 2023 với sự đầu tư của Liên bang Nga và nhà máy thứ hai ngay sau đó với sự tham gia của Nhật Bản.

Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua. Và việc khởi công xây dựng Hệ thống cấp điện phục vụ thi công Nhà máy Ninh Thuận 1 gần đây (ngày 12/12/2014) đươc ghi nhận như một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển nền công nghệ của Việt Nam.

Điện hạt nhân: Xây dựng nhà máy mất khoảng 15 năm

Thanh Giang (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét