Bộ KH-CN mới đây đã chỉ đạo Cục An toàn bức xạ và hạt nhân sửa đổi Thông tư 23/2010/TT-BKHCH về hướng dẫn đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ.
Hình ảnh thiết bị chứa phóng xạ của Nhà máy thép Pomina 3. |
Theo đó, Bộ yêu cầu bắt buộc lắp đặt thiết bị định vị nguồn phóng xạ trên các thiết bị chứa nguồn phóng xạ di động đối với các cơ sở chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. Cục cũng phải thiết lập hệ thống giám sát nguồn phóng xạ di động kết nối với các thiết bị định vị này.
Thiết bị định vị phải cung cấp thông tin về suất liều bức xạ trên bề mặt thiết bị chứa nguồn phóng xạ sử dụng di động và vị trí của thiết bị này tới Hệ thống giám sát.
Hệ thống giám sát được thiết lập tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, phải nhận biết vị trí của các nguồn phóng xạ thuộc đối tượng quản lý ở bất kỳ thời điểm nào. Hệ thống giám sát cần có tính năng thiết lập được cấu hình thiết bị từ xa, cung cấp thông tin vị trí, thông tin nguồn phóng xạ ở bất kỳ thời điểm nào...
Bên cạnh đó, trong trường hợp nguồn phóng xạ được sử dụng, vận chuyển và lưu giữ trong kho, Cục phải cập nhật liên tục được thông tin về suất liều bức xạ trên bề mặt thiết bị chứa nguồn phóng xạ sử dụng di động và vị trí của thiết bị phóng xạ đó tới hệ thống giám sát.
Khi mất tín hiệu giám sát đối với nguồn phóng xạ (không có tín hiệu về phóng xạ, mất hoàn toàn tín hiệu viễn thông), Cục cũng phải thông báo cho người đứng đầu tổ chức phía công ty sở hữu thông tin về thiết bị, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ nơi nguồn phóng xạ sử dụng di động đang hoạt động.
Trước đó, vụ việc một thiết bị chứa chất phóng xạ để đo mức thép Co-60, thuộc sở hữu của Nhà máy thép Pomiana 3(KCN Phú Mỹ, huyện Tân Thành) "bị mất" từ 17/11/2014 nhưng đến 25/3/2015 mới công khai, kiểm tra, triển khai tìm kiếm gây nghi vấn về cách quản lý thiết bị công nghiệp tại đây.
Ngày 6/4, tổ tìm kiếm bao gồm các cán bộ Sở KH-CN và Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã huy động lực lượng lớn với các thiết bị dò tìm hiện đại để tìm nguồn phóng xạ tại khuôn viên nhà máy thép Pomina 3, các cơ sở chuyên tái chế.
Ngày 7/4, tổ tìm kiếm đã tiến hành rà soát khu vực bãi rác Tóc Tiên, bãi rác Kbec Vina theo như phản ánh của người dân song vẫn không có kết quả.
Cán bộ của Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố cho biết việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn do thiết bị dò tìm chất phóng xạ của cán bộ đang sử dụng chỉ phát hiện ra thiết bị khi nguồn phóng xạvẫn nằm trong bình chì với phạm vi 2m, và nếu đã bị cạy, phá thì tín hiệu được phát hiện trong phạm vi 10-20m.
Máy dò tìm chất phóng xạ được sử dụng để tìm kiếm. |
Do vậy, để tìm ra thiết bị chứa chất phóng xạ buộc phải có sự phân công và đông đảo nhân lực tham gia.
Đến nay vẫn chưa có thông tin mới liên quan đến việc tìm kiếm thiết bị này có thành công hay không.
Một vụ việc thất lạc thiết bị chứa chất phóng xã đã từng diễn ra, hồi tháng 9/2014, Công ty TNHH Apave Châu Á – Thái Bình Dương tại TP.HCM cũng phát hiện thiết bị chụp ảnh NDT có chứa chất phóng xạ. Trong đó, chất Iridium 192 chứa trong thiết bị này có thể khiến người nhiễm bệnh bị bỏng, nhiễm độc phóng xạ và chết. TP. HCM đã nhanh chóng tung lực lượn và thu hồi được thiết bị trong căn phòng trọ của nghi can trộm cắp.
Thạch Tú(Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét