“Trong quá trình giám sát, chúng tôi rất cần sự tham gia của LHH VN: “quỹ tri thức” cho các nhà hoạch định chính sách. Đây được xem như là sân sau, hậu thuẫn quan trọng, là “quỹ tri thức” cho hoạt động giám sát cũng như cho các nhà hoạch định chính sách”.
Có thể thấy thời gian qua hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHH Việt Nam) khá phong phú. LHH Việt Nam cũng rất tích cực liên kết với các tổ chức khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội và một số cơ quan khác để thực hiện hoạt động TVPB&GĐXH về chủ trương, chính sách, dự án luật và các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Giao lưu trực tuyến “Phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức KH&CN trong tư vấn, phản biện và giám định xã hội” tại báo Đất Việt. |
Có thể thấy rằng lĩnh vực nào cũng được LHH Việt Nam tham gia rất tích cực và trách nhiệm. Đặc biệt sự liên kết với các cơ quan của Quốc hội làm cho các ý kiến của các nhà khoa học có thể trực tiếp đến với các nhà lập pháp, hoạch định chính sách.
LHH Việt Nam là nơi tập hợp lớn nhất đội ngũ trí thức và có đông đảo các tổ chức KHCN trực thuộc, nên đây là một thế mạnh để có thể thu hút được các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy thời gian qua LHH Việt Nam đã khai thác tốt lợi thế của đội ngũ trí thức đa ngành, đa lĩnh vực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Để hoạt động này được phát huy hiệu quả hơn trong thời gian tới tôi cho rằng lãnh đạo LHH Việt Nam cần xác định định hướng ngay từ đầu khóa đối với từng lĩnh vực một cách rõ ràng. Tức là phải có chiến lược và kế hoạch rõ ràng, lựa chọn các vấn đề, chứ không phải bị động vấn đề nào cũng làm. Một bản định hướng cụ thể sẽ giúp cho việc chuẩn bị tổ chức hoạt động sẽ tốt hơn, bài bản hơn.
Vì tính chất đa ngành của LHH nên cũng phải phát huy mạnh hơn các hội chuyên ngành. Đảm bảo tính thống nhất như một thương hiệu và đảm bảo tính chuyên sâu trong các ý kiến đưa ra.
Tôi mong rằng LHH Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường liên kết với các cơ quan cả nước để có những đóng góp thiết thực, ý nghĩa hơn.
Về phía Ủy ban, tôi cũng mong muốn tiếp tục duy trì, nâng lên một tầm cao mới mối liên hệ giữa LHH Việt Nam với Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội. Chúng tôi rất cần có sự tham gia ý kiến của các nhà khoa học. Đây được xem như là sân sau, hậu thuẫn, quỹ tri thức cho hoạt động của Ủy ban cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Ngược lại LHH Việt Nam cũng thấy rằng Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội là đầu ra cho các góp ý về chính sách khoa học và công nghệ cũng như các vấn đề có liên quan đến KHCN khác.
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội: Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đưa các ý kiến phản biện tới đúng địa chỉ để tránh lãng phí.
Trong thời gian qua Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội đã có sự hợp tác chặt chẽ với LHH Việt Nam nên hiểu khá rõ về hoạt động của tổ chức này.
Do đây là nơi tập hợp được đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý đã hoàn thành thời gian công tác nên có thể đưa ra những nghiên cứu, góp ý rất sát, cung cấp cho cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật. Thời gian qua có những luật liên quan đến những vấn đề mới, phức tạp, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ đã chủ động phối hợp với LHH Việt Nam tổ chức nghiên cứu, hội thảo, hội nghị để tham gia góp ý kiến. Những hoạt động này thời gian qua đã được thực hiện tốt.
Có thể thấy hiện nay công tác hoạch định chính sách rất cần gắn với bằng chứng thực tiễn, mà điều này chính các nhà khoa học thuộc LHH Việt Nam có điều kiện để cung cấp thông tin khoa học đầy đủ, khách quan để cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan công quyền có thể sử dụng phục vụ vào công việc của mình.
Thời gian qua những kiến nghị, đề xuất của các nhà khoa học đưa ra đều rất hợp lý và đúng. Nhưng qua quá trình thực hiện, tôi thấy, vai trò, cách làm hiện nay của LHH Việt Nam mới chỉ mang tính theo đúng nghĩa khoa học. Đứng ở vai trò TVPB&GĐXH, với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có lẽ LHH Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa yếu tố phản biện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét